Bí quyết mua sắm "thời bão giá"

Một số bí quyết dưới đây có thể giúp ích cho bạn mua sắm trong thời bão giá:

Nhiều người tiêu dùng có xu hướng
chuyển sang mua hàng lỗi mốt khi giá cả tăng cao. (Ảnh minh họa).
1. Lập danh sách

Khi bạn muốn mua thực phẩm, điều quan trọng trước tiên là hãy tạo một danh sách - điều này sẽ giúp bạn tránh mua phải những thứ mà bạn không cần hay mua theo cảm hứng dẫn tới sự lãng phí không đáng có.
Nên liệt kê ra các món đồ khô, đồ hộp, rau xanh hoặc liệt kê từng loạ rau cần mua... lên lịch các món muốn ăn trong tuần để định ra số lượng thịt cá, rau cải hoặc đồ khô đồ hộp mà bạn cần có, viết thành một danh sách rõ ràng và thứ tự.

Như vậy, bạn sẽ tránh được sự phung phí nhiều thứ không cần thiết. Khi mua thiếu các thứ cần dùng, bạn sẽ tốn thêm công sức, thời gian, và cả tiền xăng để quay lại chợ hay siêu thị để mua thêm.

2. Hãy đi ra đường với một cái bụng no

Điều này thì hiển nhiên là dễ hiểu. Với một cái dạ dày rỗng không bước vào siêu thị, bạn chắc chắn sẽ có xu hướng thèm muốn tất cả các loại thức ăn trong đó, dù thật ra khi mua về thì sẽ không mấy khi ăn.

Sáng ngủ dậy, bạn hãy nhớ tự làm bữa sáng ăn trước rồi hãy bước chân ra ngoài đi chợ. Hãy mang theo nước và một chút gì lót dạ khi đi tập thể dục buổi chiều. Chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được kha khá khi không còn sà vào hàng quán để mua tất cả những món mình thích nữa.

3. Đừng quá đam mê thử tài nấu ăn

Nấu ăn bằng cách sử dụng các công thức của đầu bếp hoặc sách hướng dẫn nấu ăn, đó là điềutuyệt vời đặc biệt với người không tự tin, nhưng nếu bạn cứ mải mê theo đuổi việc thử nghiệm những món mới mà mình tìm được hằng ngày, thì đó là điều không nên. Bởi nó khiến cho những thực phẩm bình thường mà gia đình thường ăn có thể nằm mãi trong tủ lạnh cho đến lúc bị hỏng.

Có những món ăn làm theo công thức của các chuyên gia sẽ "ngốn" một số tiền không nhỏ từ việc mua thực phẩm để đảm bảo chất lượng như yêu cầu.

Khi bạn đang cố gắng tiết kiệm tiền, bạn phải từ bỏ ý tưởng về những bữa ăn sang trọng hàng ngày, mà hãy để dành vào cuối tuần hoặc dịp đặc biệt khi bạn muốn trổ tài.

4. Hạn chế đưa con đi mua sắm cùng

Một nghiên cứu của Hoa Kỳ đã cho thấy, trẻ con có sức mạnh lớn tác động tới việc chi tiêu của cha mẹ bởi khó có bậc phụ huynh nào lại từ chối được những nhu cầu đáng yêu của chúng.

Nếu thường xuyên đưa bọn trẻ đi siêu thị cùng, 90% là bạn sẽ xách về những thứ hoàn toàn không cần thiết như mấy chiếc gối ôm hình mèo trong khi ở nhà đã có chừng 6,7 cái hình con thỏ, một đống kẹo Cool air trong khi ở nhà đã có chục vỉ Menthos.

Hãy cho con đi mua sắm cùng một cách vừa đủ để giáo dục và duy trì tình cảm chứ đừng chỉ vì không muốn phải đi một mình mà kéo bọn trẻ đi mọi lúc mọi nơi.

5. Kiểm tra kĩ hóa đơn trước khi rời siêu thị

Rà soát lại hóa đơn và giỏ hàng của mình trước khi rời siêu thị không bao giờ là thừa cho dù có phải là thời bão giá hay không. Nhiều khi nhân viên tính tiền hoặc máy quét giá có thể có nhầm lẫn.

Đôi khi các siêu thị có thể nhập nhầm giá cho nhiều món hàng. Thậm chí có nhiều bà nội trợ đã bị nhầm lẫn tới hàng chục nghìn mỗi lần đi siêu thị. Tốt nhất là hãy thực hiện đúng lý thuyết: Cẩn thận không thừa!

6. Cân nhắc giá cả dịch vụ và trở thành khách quen

Nếu xung quanh nhà bạn có nhiều sự lựa chọn mua sắm gia đình: đại lý, siêu thị. Hãy giành thời gian lượn qua một vòng các chỗ, đánh giá xem giá cả ở đâu hợp lý nhất và chỉ thường xuyên lui tới chỗ đó.

Nếu siêu thị đó có thẻ tích điểm, nhớ thường xuyên mang theo bên người. Những khách hàng thân thiết sẽ luôn được ưu tiên nhận được những đãi ngộ nhiều khi tốt đến bất ngờ.

Cuối cùng, một mẹo nhỏ để tiết kiệm không chỉ giành cho các bà nội trợ mà cho tất cả mọi người. Đó là hãy nhớ tắt đèn mỗi khi rời khỏi WC, tắt bình nóng lạnh sau khi tắm, và tắt lò vi sóng khi sử dụng xong. Chúc các chị và cả các anh tiết kiệm hiệu quả!

7. Nắm được cách tiếp thị

Thường các siêu thị sẽ ưu tiên trưng bày những món hàng bán giá cao ở vị trí rất thuận tiện ngay giữa kệ, nơi nhiều người chú ý.

Bạn nên chịu khó nhón gót nhìn lên trên cao hay cúi xuống nhìn các kệ ở dưới thấp, bạn sẽ tìm được món tương tự với giá cả phải chăng. Cùng một mặt hàng nhưng có nhiều thương hiệu khác nhau, bạn cũng nên thử các thương hiệu khác ít nổi tiếng hơn xem có hợp khẩu vị không.

8. Mua số lượng lớn

Mua với số lượng lớn là cách nhiều người chọn vì sẽ rẻ hơn việc mua từng phần nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên nhớ đó không phải là một công cụ mua sắm hiệu quả trong trường hợp bạn mua hàng số lượng lớn mà bạn không dùng đến.
Mua số lượng lớn nên chú trọng dành cho các hàng hoá mà bạn sử dụng thường xuyên.

9. So sánh giá của các mặt hàng

Bạn nên học cách xem giá để so sánh. Ví dụ một hộp bánh 1kg giá 40 ngàn đồng vẫn rẻ hơn một hộp bánh cùng loại, mặc dù nó chỉ có 30 ngàn đồng nhưng chỉ có nửa kg.

Khi mua bạn cũng nên để mắt đến giá món hàng cùng loại kế bên và tính xem mua thế nào thì có lợi hơn cho mình.

10. Tận dụng khuyến mãi, giảm giá

Mua hàng giảm giá
Giảm giá hay khuyến mãi là cơ hội tốt cho người đi mua thực phẩm. Đây là cách tuyệt vời để bạn tiết kiệm tiền. Một số cửa hàng đưa ra chiêu khuyến mãi, điều này có nghĩa họ bán hàng hóa đúng với giá gốc hoặc thấp hơn. Mục đích chính là để thu hút, lôi kéo khách hàng vào cửa hàng của mình.

Đây là lợi thế dành cho hai bên, cả người bán và người mua. Đối với người tiêu dùng, hãy tận dụng những cơ hội tốt như thế. Có thể mua taị 1-2 cửa hàng đang giảm giá sẽ giúp túi tiền của bạn tiết kiệm được một khoản kha khá.

Bạn sẽ ngạc nhiên về điều đó. Nhưng cần lưu ý đừng thâý hàng khuyến mãi, giảm giá để rồi đổ xô mua với số lượng lớn, đặc biệt với hàng thực phẩm có thể khiến cho nó bị hỏng gây nên lãng phí không đáng có. Hay việc bạn mua cái gì đó hạ giá, mà không cần thiết họăc đã có một cái tương tự, đó cũng là không tiết kiệm.

11. Mua thực phẩm địa phương nếu có thể

Mua sản phẩm địa phương tại nơi bạn sống, sẽ rẻ hơn hàng hoá được nhập khẩu hay chuyển từ nơi khác đến. Bởi vì, bạn phải trả chi phí vận tải, những chi phí này được tính vào hàng hoá, đang làm tốn thêm của nhiều người nội trợ một số tiền không nhỏ.

Hơn nữa, bạn có thể xây dựng một mối quan hệ tốt với những người bán hàng ở địa phương, để nhận được những trái cây tươi và rau xanh không chứa chất độc hại.

Điều này cũng giúp bạn có thể biết được những chỗ nào có thực phẩm tươi ngon và đảm bảo sức khoẻ cho gia đình hơn là hàng hoá từ nơi khác đến, có thể không rõ nguồn gốc xuất xứ.

12. Ghi ghép tài chính - quản lý chi tiêu

Một quyển sổ chi tiêu không bao giờ là thừa thãi đối với một bà nội trợ. Khi ngồi tổng kết lại các khoản mà mình đã chi trả, bạn sẽ có cơ hội đánh giá lại sự cần thiết của món đồ, xem xét lại nhu cầu của gia đình và rút kinh nghiệm cho tháng sau.

Hiện nay ở các hàng lưu niệm - văn phòng phẩm có bán rất nhiều các loại sổ kiểu này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm bằng cách tự làm trên máy tính và in ra đóng lại thành tập, đảm bảo sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.

Nguồn Internet
Website: www.ChauA.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét